Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

Thách thức với cuộc chiến chống viêm phổi Vũ Hán

Lệnh phong tỏa trên quy mô lớn chưa từng có được Trung Quốc áp dụng tại nhiều địa phương thuộc tỉnh Hồ Bắc, tâm điểm dịch viêm phổi cấp do chủng virus mới thuộc họ corona (nCoV), khiến hơn 50 triệu người bị cách ly. Chính phủ đóng cửa trường học và các chợ động vật sống. Các sân bay trên toàn cầu cũng quét nhiệt những hành khách tới từ quốc gia đông dân nhất thế giới.

Một số nước như Pháp, Hàn Quốc, Morocco, Anh, Đức, Canada và Nga tiếp tục thực hiện hoặc xem xét sơ tán công dân khỏi Vũ Hán, nơi dịch khởi phát. Philippines quyết định dừng cấp mới visa nhập cảnh tại chỗ cho khách Trung Quốc để giảm bớt các đoàn du khách từ nước này. Hong Kong tiến hành loạt biện pháp hạn chế giao thông mạnh tay nhằm ngăn dòng người từ Trung Quốc đại lục tới đặc khu.

Tuy nhiên, ba tuần sau khi dịch viêm phổi trở thành cuộc khủng hoảng y tế và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là tình trạng khẩn cấp toàn cầu , giới chuyên gia vẫn chưa chắc chắn về diễn biến tiếp theo của dịch bệnh, ngay cả trong tương lai gần.

Bác sĩ xem ảnh chụp CT phổi của bệnh nhân tại một bệnh viện ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hôm 30/1. Ảnh: AFP.

Bác sĩ xem ảnh chụp CT phổi của bệnh nhân tại một bệnh viện ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hôm 30/1. Ảnh: AFP .

Một số dấu hiệu ban đầu không khả quan khi 6 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, đã xác nhận sự lây nhiễm của virus nCoV từ người sang người, khiến khả năng ngăn chặn dịch bệnh trở nên đáng lo ngại. Các ca bệnh ở Trung Quốc tăng lên theo cấp số nhân, trong khi 5 triệu dân Vũ Hán đã rời thành phố trước khi lệnh phong Công ty dịch thuật Đồng Nai tỏa có hiệu lực hôm 23/1. Trong số họ chắc chắn có người mang mầm bệnh.

"Chủng virus này thực sự có khả năng không thể ngăn chặn", cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) Tom Frieden cảnh báo.

Các quan chức y tế công cộng hôm 28/1 cho biết họ đang vật lộn với một loạt câu hỏi như mức độ đe dọa tính mạng của nCoV, mức độ lây truyền, liệu nó có lây nhiễm thông qua những người mắc bệnh nhưng không có triệu chứng hay không, hoặc khả năng kiềm chế dịch bệnh trên quy mô lớn tại Trung Quốc. Đây là những cơ sở giúp xác định mức độ thành công trong công tác đẩy lùi dịch bệnh.

"Thật đáng sợ khi thấy những con số tăng lên nhanh chóng", Trish Perl, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm và y học nhiệt đới thuộc Trung tâm Y tế Tây Nam Đại học Texas, Mỹ, cho hay. "Tôi thấy lo lắng trước tình trạng này và nghĩ rằng dịch bệnh khó kiểm soát, nhưng vẫn còn rất nhiều điều chưa rõ ràng".

Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar trấn an công chúng rằng hầu như chưa có trường hợp nào ở Mỹ gặp mối nguy hiểm tiềm tàng, nhưng thừa nhận họ "chưa biết hết những điều cần thiết về chủng virus mới".

Giới chuyên gia không chắc liệu sự gia tăng số ca bệnh có nghĩa là virus đang hoành hành ở Trung Quốc, hay chính quyền nước này đang giám sát và xét nghiệm kỹ càng hơn, hoặc cả hai. Các nhà nghiên cứu cũng muốn biết thêm về giai đoạn ủ bệnh, hiện ước tính từ hai đến 14 ngày, cũng như mức độ nghiêm trọng của các trường hợp.

Các nước có bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Các nước có bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Việc phác họa chính xác tình hình và dự đoán tương lai dịch bệnh của các nhà nghiên cứu gặp khó khăn một phần bởi dữ liệu giới chức Trung Quốc công bố không hoàn chỉnh. Họ chia sẻ thông tin khi phát hiện ca bệnh mới, nhưng không nêu rõ các trường hợp nhiễm bệnh từ khi nào.

Hiện có hơn 9.800 ca nhiễm bệnh trên toàn thế giới và 213 người chết. Đây là con số lớn, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong do các chủng virus corona trước đây như bệnh SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (hội chứng hô hấp cấp Trung Đông). Theo số liệu của chính phủ Trung Quốc, tỷ lệ tử vong do nCoV mới chỉ hơn 2%, trong khi SARS là 10% và MERS là 35%.

Virus nCoV được cho là không dễ lây nhiễm như virus sởi, loại có thể tồn tại tới hai giờ trong không khí sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Chủng virus mới này cũng không thể so sánh với mối đe dọa từ bệnh cúm mùa, khiến ít nhất 8.200 người chết tại Mỹ trong mùa dịch hiện nay.

Một số chuyên gia còn trấn an dư luận rằng hiện không có ca bệnh nào bên ngoài Trung Quốc được cho là nghiêm trọng, cũng chưa có trường hợp tử vong nào ngoài lãnh thổ quốc gia này.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác cảnh báo tỷ lệ tử vong hiện nay có thể không mang nhiều ý nghĩa, bởi những trường hợp nghiêm trọng nhất trong các dịch bệnh thường xuất hiện sớm, sau đó giảm dần khi biện pháp y tế công cộng và chăm sóc sức khỏe được tăng cường.

Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cho biết virus nCoV có thể đã âm thầm lan truyền suốt nhiều tuần tại Vũ Hán trước khi công chúng chú ý. Jennifer Nuzzo, chuyên gia tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, bổ sung thêm rằng những người có triệu chứng nhẹ rất dễ bị bỏ qua, khiến các biện pháp kiểm soát trở nên khó khăn.

Các chuyên gia không chắc liệu những bệnh nhân không có triệu chứng có thể lây truyền virus hay không. Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Mã Hiểu Vĩ cảnh báo giới chức toàn thế giới rằng Bắc Kinh có bằng chứng cho thấy nCoV đang lây lan theo con đường này. Tuy nhiên, giới chức Mỹ nghi ngờ kết luận đó, nói thêm rằng họ chưa thấy dữ liệu chứng minh và đề nghị Trung Quốc công bố nếu có.

"Ngay cả khi có một số trường hợp lây bệnh theo cách này, trong toàn bộ lịch sử của virus gây bệnh đường hô hấp, nhiễm bệnh thông qua người không có triệu chứng chưa bao giờ là nguyên nhân khiến dịch bùng phát. Người gây ảnh hưởng tới dịch bệnh luôn là bệnh nhân có triệu chứng", Fauci giải thích.

Giới chức Mỹ hiện cách ly bệnh nhân nhiễm virus nCoV trong bệnh viện. Tuy nhiên, đây có thể không phải biện pháp thực tế nếu có nhiều trường hợp nhiễm bệnh khác. Chuyên gia Nuzzo cho rằng những ca bệnh nhẹ tốt hơn nên được cách ly tại nhà.

Trung Quốc hôm 28/1 đồng ý để một nhóm chuyên gia của WHO tới nước này nhằm nghiên cứu virus nCoV, tăng cường hiểu biết về dịch bệnh, từ đó dẫn dắt các nỗ lực phản ứng trên toàn cầu.

Ánh Ngọc (Theo Washington Post )

Anh rời EU

Hàng nghìn người ủng hộ Brexit tập trung bên ngoài quốc hội Anh vẫy cờ, hò reo và hát. "Đây là một ngày tuyệt vời", Tony Williams, 53 tuổi, đến từ đông nam London, nói. "Kể từ 23h, chúng tôi được tự do, chúng tôi đã làm được".

"Đối với nhiều người, đây là một khoảnh khắc hy vọng đáng kinh ngạc, khoảnh khắc mà họ từng nghĩ sẽ không bao giờ đến", Thủ tướng Boris Johnson, người dẫn đầu chiến dịch Brexit, nói trong bài phát biểu tại London ngày 31/1. "Công việc của chính phủ, công việc của tôi, là khiến đất nước đoàn kết và tiến về phía trước".

Người ủng hộ Brexit tập trung ở Quảng trường Quốc hội ở London ngày 31/1. Ảnh: AFP.

Người ủng hộ Brexit tập trung ở Quảng trường Quốc hội ở London ngày 31/1. Ảnh: AFP .

Anh gia nhập EU vào năm 1973. Khủng hoảng khu vực đồng Euro, Công ty dịch thuật Đồng Nai lo ngại về nhập cư ồ ạt và tính toán sai lầm của cựu thủ tướng David Cameron đã dẫn đến tỷ lệ bỏ phiếu 52% ủng hộ Brexit trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016.

Brexit vốn được lên kế hoạch xảy ra vào ngày 29/3/2019, hai năm sau khi cựu thủ tướng Anh Theresa May kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, cơ chế quy định cách quốc gia thành viên rời khỏi khối. Nhưng thời hạn này đã bị trì hoãn nhiều lần vì rắc rối trong việc thiết lập thỏa thuận với EU, quy định các khía cạnh trong quan hệ Anh - EU hậu Brexit.

Nữ hoàng Elizabeth II phê chuẩn Brexit hôm 23/1, sau khi quốc hội Anh thông qua Thỏa thuận Anh rời EU (WAB). Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua Brexit ngày 29/1. Quá trình chuyển giao sẽ kéo dài đến 31/12. Trong thời gian này, Anh vẫn tuân thủ đầy đủ các quy định và luật của EU, nhưng không có tiếng nói trong mọi quyết định của khối.

Đối với những người ủng hộ, Brexit là "ngày độc lập" - lối thoát để tránh khỏi gánh nặng với liên minh. Họ hy vọng cuộc chia tay sẽ đem đến những cải cách để định hình lại nước Anh và thúc đẩy họ vượt mặt các đối thủ châu Âu.

Trong khi đó, những người phản đối nói rằng Brexit sẽ làm suy yếu phương Tây, suy yếu nền kinh tế Anh và cô lập họ. David Tucker, 75 tuổi, cho biết ông diễu hành tại London với hy vọng về viễn cảnh Anh sẽ tái gia nhập EU.

"Đây là một thảm kịch", ông nói. "Chúng ta từng là một phần của khối kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Bây giờ chúng ta chỉ là một hòn đảo hướng nội sẽ ngày càng nhỏ lại".

Phương Vũ (Theo Reuters )

Chiều nay phỏng vấn trực tuyến về bệnh viêm phổi do nCoV

Đặt câu hỏi tại đây .

Tiến sĩ Lê Quốc Hùng là người trực tiếp tham gia điều trị cho hai bố con Trung Quốc mắc viêm phổi do nCoV tại Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 23/1. Người con 28 tuổi hiện đã khỏi bệnh, người bố 66 tuổi đang hồi phục tốt song vẫn còn dương tính với nCoV.

Viện Pasteur TP HCM là một trong 3 nơi chịu trách nhiệm xét nghiệm chẩn đoán nCov của cả nước.

Phó giáo sư Phan Trọng Lân, tiến sĩ Lê Quốc Hùng cùng các đồng nghiệp đã có bài báo cáo đăng trên tạp chí hàng đầu thế giới The New England Journal of Medicine (NEJM) về trường hợp nCoV lây từ người sang người của hai cha con Trung Quốc.

Đến nay Việt Nam ghi nhận 5 ca dương tính với virus nCoV gây bệnh viêm phổi cấp, trong đó có hai bố con người Trung Quốc và 3 người Việt từ thành phố Vũ Hán trở về nước. 97 người nghi nhiễm nCoV được cách ly, trong đó 65 người đã có kết quả âm tính với virus và có thể xuất viện, 32 người tiếp tục theo dõi cách ly.

nCoV là chủng virus thuộc họ Corona hoàn toàn mới, gây viêm đường hô hấp cấp, chưa có vắcxin cũng như phác đồ điều trị. Cơ chế lây nhiễm và những yếu tố dịch tễ liên quan đến nCoV vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu.

Bệnh viêm phổi do nCoV khởi phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, được báo cáo lần đầu ngày 31/12/2019. Bệnh đang lan nhanh khắp thế giới. Tính đến sáng 1/2, Trung Quốc ghi nhận hơn 10.000 người mắc bệnh, 259 trường hợp tử vong. Nhiều nước khác đã xuất hiện các ca bệnh, chủ yếu là những người trở về từ Trung Quốc hoặc người Trung Quốc đi du lịch. Toàn thế giới có Công ty dịch thuật Đồng Nai gần 12.000 người nhiễm nCoV.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 31/1 tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì dịch viêm phổi do nCoV đã lan đến hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Chiều 31/1 Bộ Y tế họp báo khuyến cáo không nên đến nơi đông người, không khuyên cho học sinh nghỉ học.

45 đội phản ứng nhanh chống dịch nCoV được lập tại hàng chục bệnh viện lớn và viện quân y, mỗi đội gồm ít nhất hai bác sĩ và xe cứu thương, sẽ cơ động tới mọi địa bàn.

Bộ Y tế công bố số điện thoại đường dây nóng 19003228 cung cấp thông tin về bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV. Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố có cửa khẩu áp dụng tờ khai y tế đối với hành khách Trung Quốc nhập cảnh từ 0h ngày 25/1.

Lê Phương

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2020

Con trai tỷ phú ở nhà thuê, đi tàu điện ngầm

"Tôi sống bằng tiền tự kiếm được", chàng trai 19 tuổi chia sẻ trong khi bố của anh, tỷ phú Mikhail Fridman, sở hữu khối tài sản trị giá 13,7 tỷ USD và đứng thứ 11 trong danh sách những người giàu nhất nước Nga. Tuy vậy, ông Mikhail mong muốn chuyển hết tài sản cho các quỹ từ thiện.

"Tôi sớm hiểu rằng mình sẽ không được thừa hưởng chút gì", Alexander nói.

Vì thế, năm 2019, sau khi tốt nghiệp cấp ba ở London (Anh), Alexander tự thành lập công ty phân phối hookah (còn gọi là shisha, dụng cụ hút thuốc làm bằng thủy tinh) với năm nhân viên, doanh thu đạt 405.000 USD. Tháng 2/2020, anh dự định ra mắt thêm công ty tiếp thị trực tuyến.

Alexander Fridman tự kinh doanh để độc lập tài chính. Ảnh: NDTV.

Alexander Fridman tự kinh doanh để độc lập tài chính. Ảnh: NDTV.

Một số ý kiến cho rằng Alexander vẫn hưởng lợi từ các mối quan hệ của bố song anh phủ nhận: "Quản lý của cửa hàng bán lẻ do bố tôi sở hữu sẽ không đồng ý bày sản phẩm lên kệ nếu chỉ vì tôi là con trai ông chủ".

Alexander dự định đăng ký vào Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York (Mỹ) tháng 9 này nhưng quyết định nghỉ một năm. Anh vẫn đang cân nhắc xem nên vào đại học hay dành toàn bộ thời gian cho các công ty của mình.

"Một số bạn bè của tôi tốt nghiệp Đại học Yale, giờ 23 tuổi và phải làm việc 16 tiếng mỗi ngày mới kiếm được 80.000-100.000 USD mỗi năm", anh nói. "Bạn có thể kiếm nhiều tiền bằng cách thông minh hơn".

Trái với gia đình Alexander, nhiều tỷ phú Nga vẫn sẵn sàng để con cái thừa kế tài sản. Năm ngoái, tỷ phú Alexey Mordashov 54 tuổi chuyển nhượng 1,7 tỷ USD cho hai con trai Kirill và Nikita. Tỷ phú Leonid Fedun 63 tuổi thì cho các con là Anton và Ekaterina hơn 1,4 tỷ USD.

Thu Nguyệt (Theo Công ty dịch thuật Đồng Nai Bloomberg )

Trương Ngọc Ánh mong tìm được bạn đời

- Thời gian qua chị thường xuyên xuất hiện bên một nam diễn viên đàn em. Chị giải thích về mối quan hệ của cả hai thế nào?

- Nhiều năm nay tôi vẫn bị đồn là cặp với trai trẻ. Tôi không phủ nhận việc tôi thích đi với người trẻ. Tôi nghĩ trai, gái độc thân bên nhau đâu có gì là sai trái, miễn sao bản thân thấy vui vẻ, không phá hoại gia đình người khác là được. Tôi là người phụ nữ khỏe mạnh, đang ở thời kỳ sung sức. Việc quen với những người trẻ hoạt bát, có hoài bão, sự quyết liệt trong sự nghiệp mang đến cho tôi nguồn năng lượng tích cực.

Còn diễn viên đàn em hay xuất hiện cùng tôi trong các sự kiện là người làm việc trong công ty của tôi. Mối quan hệ của chúng tôi chưa đến mức phải công bố điều gì, cũng chỉ đang trong giai đoạn tìm hiểu. Nếu trong tương lai, tôi xác định mối quan hệ này chắc chắn hơn, tôi không giấu giếm Hiện tại, những ưu tiên trong cuộc sống của tôi là giáo dục con gái - Bảo Tiên - đang ở độ tuổi dậy thì, điều hành tốt công việc kinh doanh, kiếm tiền để lo cho mẹ và em trai.

Diễn viên Trương Ngọc Ánh. Ảnh: T.N.A.

Diễn viên Trương Ngọc Ánh. Ảnh: T.N.A.

- Phụ nữ càng thành công càng cô đơn, chị nghĩ sao về quan niệm này?

- Bạn thân của tôi - anh Chi Bảo - từng nói: "Con người ta càng đứng ở trên cao càng đơn lạnh. Nếu muốn lên cao phải học cách chấp nhận. Tôi nghĩ điều đó đúng. Mỗi lúc thấy cô đơn, tôi sẽ ở cạnh Bảo Tiên, nhìn về tương lai tốt đẹp của con gái, tôi thấy nhẹ lòng hơn. Suy nghĩ của con người rất quan trọng, quyết định mọi cảm xúc vui, buồn, cũng như cuộc đời của họ. Tôi vẫn luôn cố gắng suy nghĩ mọi điều theo hướng tích cực. Tôi chưa bao giờ rơi nước mắt vì thấy cô đơn. Tôi chỉ khóc khi nghĩ về người bố đã qua đời. Gia đình tôi mất đi ông như nhà không có nóc. Tôi nghĩ tôi cố gắng đạt được thành công để bố mẹ được an hưởng tuổi già nhưng bố tôi lại mất sớm. Nhiều kế hoạch của gia đình tôi không thực hiện được.

- Bề ngoài chị lúc nào cũng mạnh mẽ, bên trong chị là người phụ nữ ra sao?

- Tôi không cho phép mình mềm yếu vì tôi là đầu tàu, phải lo cho hàng trăm nhân viên cũng như gia đình riêng. Nếu có một người đàn ông thật sự tốt, tôi cũng muốn yếu đuối như con mèo mướp, để được che chở. Trước kia, khi ở với anh B ảo Sơn , tôi cũng từng từ bỏ sự nghiệp đang ở đỉnh cao để làm kinh tế. Tuổi trẻ ai mà không thích sự hào quang, sự ngưỡng mộ của fan, đâu phải tôi không làm được.

Người đàn ông tôi đang tìm kiếm phải biết chia sẻ, hiểu được bạn gái mình thích gì, thói quen ra sao. Với tôi không phải cứ nhắn tin nhắc nhở ngày ăn ba bữa cơm là quan tâm, thấu hiểu. Người đó phải biết người yêu thích ăn gì, ghét cái gì. Điều kiện cần trong tình yêu chính là sự chung thủy, giữ được niềm tin của nhau.

- Điều gì từng làm chị chạnh lòng khi là mẹ đơn thân?

- Dịp cuối năm 2019, tôi dẫn Bảo Tiên đi Singapore Công ty dịch thuật Đồng Nai chơi cùng bạn bè. Trong đêm Giáng sinh, bạn không đi cùng mẹ con tôi nữa mà trở về tổ chức tiệc cùng gia đình. Tôi cùng con gái đi xem vở nhạc kịch Cats . Lúc đi bộ, Bảo Tiên xin tiền tôi cho những người biểu diễn xiếc, nghệ thuật trên đường phố. Khoảnh khắc chỉ có hai mẹ con bên nhau khiến tôi chạnh lòng. Tôi cũng muốn cho Bảo Tiên một mái ấm gia đình, đêm Giáng sinh đoàn tụ bên người thân, cùng nhau mở quà. Lúc đó, tôi thật sự thèm có nhiều con, ba đứa chẳng hạn thì vui biết mấy.

- Nhìn lại chặng đường tình cảm lận đận của mình, chị thường nghĩ gì?

- Chuyện tình cảm theo tôi là duyên, nợ. Hai người nhìn bề ngoài không có một điểm gì chung từ ngoại hình, tính cách, kinh tế mà lại "ăn đời ở kiếp" với nhau. Mỗi dịp cuối năm, tôi thường ngồi nhìn lại những mối quan hệ lúc trước và nhận ra nhiều khi tôi có lỗi, cố chấp, đặt "cái tôi" quá lớn hoặc chưa coi trọng mối quan hệ. Tôi đặt ra câu hỏi tại sao để rút kinh nghiệm cho bản thân chứ không phải để nuối tiếc những gì đã qua.

Trương Ngọc Ánh mong tìm được ý trung nhân - 1

Trương Ngọc Ánh cùng con gái trong chuyến đi Singapore nghỉ lễ Giáng sinh 2019. Ảnh: T.N.A.

- Chị tận hưởng cuộc sống hiện tại như thế nào?

- Bây giờ ngoài công việc, thú vui của tôi là rủ gia đình của diễn viên Bình Minh, hoa hậu Hà Kiều Anh cùng du lịch. Con cái chúng tôi chơi cùng nhau. Mọi người kể cho nhau nghe những khó khăn, chia sẻ nỗi niềm. Thi thoảng, tôi đi tập thể dục thẩm mỹ cùng vợ Bình Minh. Tôi chú trọng chăm lo sức khỏe, đọc sách về triết học Phật giáo, để lòng được bình an.

- Năm mới, chị có mong ước gì cho công việc, tình cảm?

- Tôi mong tìm được bạn đời. Tôi nghĩ chuyện tình cảm thăng hoa thì làm việc mới tốt được. Công việc kinh doanh của tôi vẫn đang ổn định, mọi thứ đi vào guồng. Đầu năm, tôi sẽ bấm máy hai bộ phim Hương Ga phần hai và Hai Bà Trưng . Ngoài việc sản xuất phim, tôi vẫn còn ham diễn xuất. Bây giờ chỉ những vai diễn đa nhân cách hay phản diện mới khiến tôi hào hứng tham gia. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa có được kịch bản nào thích hợp cho những kiểu nhân vật này.

Trương Ngọc Ánh chia sẻ về Bông Sen Vàng
 
 
Trương Ngọc Ánh chia sẻ về Bông Sen Vàng

Trương Ngọc Ánh chia sẻ về chất lượng các diễn viên trong phim dự thi Bông Sen Vàng 2019. Video: Ân Nguyễn .

Tâm Giao

Bệnh nhân nghi nhiễm nCov khám ở đâu

Bộ Y tế ngày 28/1 yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh sẵn sàng tiếp nhận, phân loại người bệnh ngay từ khi đến đăng ký khám.

Người bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt...), bệnh viện tiến hành phân luồng và bố trí buồng khám riêng, đặc biệt lưu ý yếu tố dịch tễ của người bệnh sống hoặc đến từ Trung Quốc trong vòng 14 ngày.

Người bệnh nghi ngờ viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới virus Corona được tiếp nhận và theo dõi cách ly triệt để ở khoa truyền nhiễm, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh. Khi bệnh diễn biến nặng hoặc được xác định dương tính với chủng virus mới, bệnh nhân sẽ được chuyển tới bệnh viện tuyến cuối theo phân tuyến điều trị của Bộ Y tế.

Cụ thể:

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở Kim Chung) tiếp nhận người bệnh từ Hà Tĩnh trở ra. Trường hợp hết cơ số giường bệnh dự phòng, người bệnh sẽ được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận người bệnh khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (từ Quảng Bình đến Phú Yên).

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM tiếp nhận người bệnh thuộc các tỉnh từ Khánh Hòa trở vào. Trường hợp hết giường, bệnh nhân sẽ được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng TP HCM.

Các mẫu bệnh phẩm nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của virus corona sẽ được gửi tới Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đối với các tỉnh khu vực phía Bắc; Viện Pasteur Nha Trang đối với các tỉnh khu vực miền Trung; Viện Pasteur TP HCM đối với các tỉnh khu vực phía Nam.

Chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus nCov ( áo sọc) trong phòng cách ly tại bệnh viện chợ Rẫy. Ảnh : Đ.H

Chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus nCov ( áo sọc) trong phòng cách ly tại bệnh viện chợ Rẫy. Ảnh : Đ.H

Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để triển khai hệ thống giao ban trực tuyến từ Cục Khám chữa bệnh đến các bệnh viện đang quản lý, cách ly, điều trị bệnh nhân nhiễm, nghi nhiễm nCoV và những địa phương có thể xuất hiện ca nghi nhiễm. Hệ thống thường xuyên cập nhật, trao đổi, thống nhất phương án, phương pháp điều trị, minh bạch thông tin.

50 đội cơ động cũng được thành lập, nhằm cách ly, khử khuẩn trong quá trình điều trị tại chỗ và vận chuyển bệnh nhân nhiễm, nghi nhiễm nCoV.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đề nghị các bệnh Công ty dịch thuật Đồng Nai viện báo cáo nhanh số khẩu trang, máy thở, cơ số thuốc men... có khả năng đáp ứng điều trị được bao nhiêu bệnh nhân.

"Chúng ta cần tính đến khả năng mua dự trữ một số thuốc men, vật tư, thiết bị y tế đề phòng trường hợp xấu nhất", ông Trương Quốc Cường nói.

Tình huống dịch nCoV ở Việt Nam đang ở cấp độ 2 là có ca bệnh lây nhiễm tại chỗ. Việt Nam cũng đã chuẩn bị phương án để ứng phó với cấp độ 3 theo quy chuẩn ASEAN là khi có trên 20 ca nhiễm bệnh.

Bộ Y tế đã kích hoạt Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam trong vòng một tháng (từ ngày 24/1 đến 24/2). Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn thời gian kích hoạt tiếp theo.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo ngành y tế kiểm soát dịch bệnh, sẵn sàng đối phó tình huống xấu nhất là có hành nghìn người dân nhiễm bệnh.

"Tinh thần phải sẵn sàng hơn hết, luôn chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Ngoài các đội cơ động của Trung ương, các bệnh viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thành lập đội phản ứng nhanh để ứng phó, can thiệp trên địa bàn", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Một nhân viên y tế đang chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân viêm phổi tại Vũ Hán. Ảnh: SCMP

Một nhân viên y tế đang chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân viêm phổi tại Vũ Hán. Ảnh: SCMP

Tính đến 15h20 ngày 30/1, Việt Nam ghi nhận 5 trường hợp nhiễm virus Corona (nCoV), gồm 3 người Việt Nam và 2 người Trung Quốc. Ba người Việt Nam đều sống tại Vũ Hán hai tháng, cùng trở về nước ngày 17/1 trên cùng chuyến bay.

10 ngày qua, Việt Nam đã cách ly 98 người nghi nhiễm nCoV, trong đó 50 người miền Bắc, 44 người miền Trung, 4 người miền Nam. Số bệnh nhân phải cách ly điều trị này được cộng dồn từ nhiều ngày qua trên cả nước, bao gồm người bị sốt sau khi đi về từ vùng dịch viêm phổi do nCoV ở Trung Quốc, người tiếp xúc gần với các bệnh nhân.

Tính đến chiều 30/1, còn 28 người đang được cách ly điều trị; 43 người có các biểu hiện triệu chứng được theo dõi sát.

Trên toàn thế giới có 7.864 trường hợp dương tính với bệnh viêm phổi Vũ Hán, 170 ca tử vong. Trong đó, riêng Trung Quốc có 7.771 bệnh nhân viêm phổi. Số ca bệnh đã vượt qua đợt dịch SARS vào năm 2002-2003.

Thùy An

Ly tán vì dịch viêm phổi

Sindy cùng chồng là Jeff và con gái 9 tuổi Jasmine về tỉnh Hồ Bắc để nghỉ Tết cùng gia đình cô ở làng Hongtu. Tuy nhiên, kỳ nghỉ khiến họ mắc kẹt ở trung tâm của dịch viêm phổi cấp do virus nCoV gây ra và đối mặt với "cơn ác mộng tồi tệ nhất" khi Sindy không được phép sơ tán về Anh cùng chồng con. Bộ Ngoại giao Anh (FCO) cho hay vì có hộ chiếu Trung Quốc nên Sindy sẽ không được lên chuyến bay chở các công dân Anh rời khỏi Vũ Hán.

Chuyến bay sẽ Công ty dịch thuật Đồng Nai khởi hành vào 5h sáng 31/1 và hạ cánh vào 21h tối 30/1 (giờ Anh). Giới chức nước này dự kiến đưa khoảng 200 người Anh ở Vũ Hán và các địa phương lân cận tại tỉnh Hồ Bắc về nước. Những người này sẽ được cách ly tại một trung tâm y tế ở tây bắc Anh.

Sindy Siddle cùng chồng con. Ảnh: Guardian

Sindy Siddle cùng chồng con. Ảnh: Guardian

Trung Quốc không có chính sách song tịch. Bất kỳ công dân nào muốn có hộ chiếu từ một nước khác thì phải từ bỏ quốc tịch Trung Quốc. Nhiều người đã xoay xở để có được hai hộ chiếu một cách phi chính thức bằng cách xin cấp quốc tịch thứ hai mà không thông báo cho chính quyền Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một phần do chiến dịch chống tham nhũng được đẩy mạnh, giới chức Trung Quốc đã nỗ lực trấn áp những công dân song tịch.

Là một trợ lý kế toán, Sindy, 42 tuổi, đã có visa cư trú vĩnh viễn ở Anh từ năm 2008.

"Đầu tôi quay cuồng. Thật kinh khủng", Jeff Siddle, 54 tuổi, một chuyên gia phát triển phần mềm, nói. "Thử thách này đã biến thành cơn ác mộng tồi tệ nhất của chúng tôi. Làm sao họ có thể đặt một gia đình vào tình thế này? Để Sindy lại Trung Quốc sẽ là điều tồi tệ nhất mà ai cũng có thể trải qua. Làm sao tôi có thể nói với Jasmine rằng mẹ của con bé phải ở lại?".

Sindy cho hay cô rất đau khổ khi biết thông tin trên. "Đây là một thời điểm rất khó khăn với chúng tôi vì con gái mới 9 tuổi và tôi không muốn con bé gặp nguy hiểm khi ở lại đây trong thời gian dài. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng bằng mọi cách để giúp con gái sơ tán, vì thế chúng tôi đã quyết định rằng Jeff và Jasmine sẽ rời đi", cô nói. "Tôi không biết nói với con gái thế nào, con bé phải rời đi mà không có mẹ".

Gia đình sống ở hạt Northumberland cho biết họ không nhận được cảnh báo nào khi bay tới Trung Quốc hôm 15/1, nhưng sau đó mắc kẹt trong dịch bệnh với 170 người đã thiệt mạng và gần 8.000 người nhiễm virus.

"Không có dấu hiệu nào cho thấy nguy hiểm. Tất cả chỉ leo thang từ khi chúng tôi đến", Jeff nói.

Một gia đình Anh khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Natalie Francis, một giáo viên mầm non 31 tuổi ở thành phố York, được thông báo rằng cậu con trai 3 tuổi của cô sẽ không được sơ tán vì mang hộ chiếu Trung Quốc.

Cậu bé được cấp quyền cư trú ở Anh theo Luật Quốc tịch 1981, nhưng Francis cho hay sáng qua, cô nhận được một cuộc điện thoại từ Bộ Ngoại giao ở London, nói rằng cô đủ điều kiện để sơ tán nhưng không được mang theo con trai.

"Họ nói bất cứ ai mang quốc tịch Trung Quốc hay quốc tịch khác sẽ không được phép rời đi. Tôi đã hỏi lại rằng 'anh muốn tôi bỏ rơi con trai ở Trung Quốc và về nước sao?'. Anh ta có thể đang cố gắng làm công việc của mình nhưng đó là một câu hỏi nực cười".

Sindy đang mắc kẹt ở làng Hongtu, gần thành phố Kinh Môn, cách Vũ Hán 3 giờ lái xe, mà không nhận được thông báo gì từ giới chức Anh ở Vũ Hán và Bắc Kinh trong vài ngày qua, do các cơ quan ngoại giao đã đóng cửa nghỉ Tết. Những công dân Anh khác ở Vũ Hán cũng bày tỏ sự bức xúc về sự thiếu rõ ràng từ chính phủ Anh.

"Phía Anh không có nhiều sự hỗ trợ", Jeff nói. "Những con đường ở làng chúng tôi không cho phép xe lưu thông, vì thế chúng tôi không thể rời khỏi làng. Chúng tôi đã không rời khỏi làng khoảng 4 ngày rồi".

Gia đình anh cuối cùng nhận được xác nhận rằng chuyến bay sơ tán công dân Anh sắp khởi hành từ Vũ Hán nhưng họ đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn khác là tìm cách tới sân bay Vũ Hán cách đó 240 km khi hầu hết đường sá đều bị đóng cửa.

FCO cho biết sẽ lưu ý trên hồ sơ rằng Sindy là mẹ của một bé gái người Anh nhưng không thể chắc chắn rằng cô sẽ được sơ tán.

Anh Ngọc (Theo Guardian )

Công ty ngoại ở Trung Quốc gồng mình với dịch cúm Vũ Hán

Với hơn 57 triệu người tại gần 20 thành phố Trung Quốc bị phong tỏa, dịch viêm phổi Vũ Hán đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên bán lẻ, du lịch và giao thông tại Trung Quốc, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Starbucks cuối tuần trước thông báo đóng các cửa hàng và ngừng dịch vụ giao hàng tại thành phố Vũ Hán - tâm điểm của dịch bệnh, cũng như toàn tỉnh Hồ Bắc. Chuỗi cà phê này có 90 cửa hàng tại đây. Tổng cộng, Starbucks đã đóng cửa hơn nửa số cửa hàng tại Trung Quốc - thị trường lớn thứ 2 của chuỗi cà phê này. Các nhà phân tích tại William Blair cảnh báo việc này có thể khiến doanh thu của hãng mất 25 triệu USD mỗi tuần.

Một cửa hàng của Starbucks tại Trung Quốc. Ảnh: AP

Một cửa hàng của Starbucks tại Trung Quốc. Ảnh: AP

KFC và Pizza Hut cũng đóng cửa nhà hàng ở Vũ Hán. Công ty mẹ của hai thương hiệu này - Yum China cho biết sẽ tiếp tục đánh giá tình hình để "có thêm hành động" khi cần thiết.

McDonald’s đã đóng cửa cơ sở ở Vũ Hán và 4 thành phố khác thuộc Hồ Bắc. Disney đóng cửa công viên ở Thượng Hải và Hong Kong, dù đã chuẩn bị khá kỹ càng về trang trí, dịch vụ và hàng hóa ngay trước Tết Nguyên đán.

Hãng xe điện Tesla cũng khó đạt mục tiêu tăng tốc sản xuất tại nhà máy ở Thượng Hải. Lợi nhuận quý I của họ có thể giảm sút trong bối cảnh Tesla đang đặt cược lớn vào thị trường Trung Quốc.

Dịch cúm đang gây thêm sức ép lên doanh nghiệp ngoại tại nước này, trong bối cảnh họ vốn đã phải đối mặt với nhiều thách thức. Gần hai năm qua, các công ty đa quốc gia lao đao vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc. Thậm chí, từ trước khi cuộc chiến này bùng nổ, họ cũng đã phải cân nhắc lại chiến lược hoạt động tại Trung Quốc.

Chi phí nhân công tăng, đối thủ địa phương ngày càng cạnh tranh khốc liệt, hệ thống quy định kém thân thiện khiến nhiều doanh nghiệp ngần ngại. Tuy nhiên, nhân lực dồi dào, hệ thống đường cao tốc và đường sắt thuận tiện, cũng như thị trường tiêu thụ rộng lớn khiến họ khó rời bỏ quốc gia này.

"Điều nhìn thấy rất rõ ở đây là các doanh nghiệp đang đối mặt với hàng loạt bất ổn. Và đây chỉ là thêm một rủi ro nữa mà thôi", Sameer Samana - chiến lược gia thị trường toàn cầu tại Wells Fargo Investment Institute nhận định trên NYT .

Jude Blanchette - Giám đốc nghiên Công ty dịch thuật Đồng Nai cứu Trung Quốc tại Trung tâm Quốc tế học và Chiến lược tại Washington cho biết dịch cúm bùng nổ "ở thời điểm có thể nói là tệ nhất với Trung Quốc". Tết Nguyên đán là "sự kiện kinh tế đơn lẻ lớn nhất tại Trung Quốc, với khoảng 150 tỷ USD chi ra mỗi mùa. Vì vậy, tác động kinh tế có thể rất lớn", ông cho biết.

Cổ phiếu các hãng kinh doanh hàng xa xỉ gần đây mất giá mạnh do nhà đầu tư lo ngại doanh số thấp trong mùa mua sắm vốn dĩ sẽ rất nhộn nhịp. LVMH, Kering và Richemont tuần trước đều giảm hơn 5%. Trung Quốc là thị trường béo bở của các hãng này.

Tết Nguyên đán cũng là thời điểm hàng trăm triệu người Trung Quốc di chuyển về quê. Vì vậy, dịch cúm đã khiến hàng triệu người hủy bỏ kế hoạch này. Tổng số chuyến đi tại Trung Quốc ngày mùng một Tết đã giảm gần 30% so với năm ngoái, Liu Xiaoming - Thứ trưởng Giao thông Trung Quốc cho biết. Số lượt di chuyển bằng tàu hỏa và máy bay giảm hơn 41%.

Các chuỗi khách sạn lớn, như IHG, Marriott và Accor cho biết sẽ miễn phí hủy phòng cho đến ngày 8/2 với các khách sạn tại Trung Quốc. Trung Quốc đóng góp 6% số phòng cho Hilton Worldwide và 8,5% phòng cho Marriott. Còn các hãng bay như Cathay và Qantas cho biết sẽ hoàn tiền đầy đủ cho khách đặt vé đến Trung Quốc hoặc rời nước này đến hết tháng 2.

Jake Parker - Phó chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Quốc cho biết: "Các thành viên của chúng tôi đang đối mặt với nhiều cấp độ gián đoạn kinh doanh, trong đó có vấn đề về chuỗi cung ứng, đóng cửa nhà máy, cửa hàng và các thách thức khác. Nếu lệnh cấm di chuyển và cách ly kéo dài, các vấn đề này sẽ càng nghiêm trọng".

Thành phố Vũ Hán - tâm điểm của dịch cúm lần này đặc biệt có sức hấp dẫn với các công ty lớn, do đây là trạm trung chuyển giao thông lớn của Trung Quốc. Các đại gia sản xuất ôtô, như General Motors, Honda, Nissan đều có cửa hàng tại đây. Vũ Hán cũng là nơi nhận hơn một phần ba vốn đầu tư của Pháp vào Trung Quốc.

Renault, một trong các hãng xe có nhà máy lớn đặt tại Vũ Hán, tuần trước cho biết đang "nghiên cứu kỹ vấn đề". Nhiều nhà máy sản xuất ôtô đã đóng cửa nghỉ lễ. Peugeot cuối tuần trước cho biết sẽ đưa nhân viên và gia đình họ rời Vũ Hán.

Cummins - một công ty Mỹ sản xuất động cơ và máy phát - không biết khi nào mới có thể mở lại 7 cơ sở ở Vũ Hán, do thành phố này vẫn đang bị phong tỏa. "Chúng tôi vẫn thường xuyên cập nhật và đánh giá tình hình. Tôi nghĩ rằng các nơi khác cũng chung cảnh ngộ như chúng tôi mà thôi", Jon Mills - người phát ngôn của công ty cho biết.

Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang đánh giá tác động từ dịch cúm lần này. "Nếu tình trạng này kéo dài, chúng tôi lo ngại nó sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu, sản lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp Nhật Bản", Yasutoshi Nishimura - phụ trách chính sách tài khóa và kinh tế của Nhật Bản tuần này cho biết. Du khách Trung Quốc đóng góp khoảng 30% khách nước ngoài cho nước này. Các công ty Trung Quốc cũng là người mua chính linh kiện từ Nhật Bản, như thiết bị bán dẫn và ống kính.

Bernard Arnault - CEO LVMH đã yêu cầu chi nhánh Trung Quốc báo cáo tác động của dịch bệnh. Nếu hậu quả của đợt bùng phát này kéo dài đến tháng 3, điều đó sẽ không quá kinh khủng, Arnault cho biết trên WSJ . "Nhưng nếu nó kéo dài 2 năm, đó lại là một câu chuyện khác", ông nói.

Hà Thu (tổng hợp)

Thuốc hạ sốt, thực phẩm chức năng không thể phòng viêm phổi Vũ Hán

Trước tình trạng nCoV lây lan nhanh ở Trung Quốc, đã có một số thông tin khuyên uống thuốc Tylenol và đắp khăn lạnh để hạ sốt, tự cách ly, uống nhiều nước, sử dụng loại thuốc giảm ho trong 7 ngày.

Bác sĩ Vũ Hoài Nam, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị, cho biết khuyến cáo này xuất phát từ phác đồ điều trị triệu chứng của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gồm sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc ho (giảm ho, long đờm, một số thuốc dân gian) và cuối cùng là tăng sức đề kháng.

"Khi bị sốt cao, đương nhiên người bệnh phải uống thuốc hạ sốt và khi bị ho thì phải uống giảm ho để đỡ mệt, giảm phát tán nước bọt và dịch tiết có chứa virus gây bệnh", bác sĩ Nam nói.

Phòng khám cách ly bệnh do nCoV tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô. Ảnh: Nguyễn Chi.

Phòng khám cách ly bệnh do nCoV tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô. Ảnh: Nguyễn Chi.

Bác sĩ cho rằng khuyến cáo trên không sai nhưng chưa đầy đủ, có thể áp dụng cho nhiều bệnh do virus khác chứ không phải chỉ nCoV. Nếu người bệnh chỉ sử dụng phương pháp này để điều trị tại nhà và tự cách ly sẽ không được điều trị đúng và có thể bỏ sót bệnh khiến tỷ lệ biến chứng cao, thậm chí tử vong.

Người bệnh viêm phổi do virus nói chung và nCoV nói riêng còn được khuyến cáo không sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch có chất steroid do làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm, tạo cơ hội cho virus tấn công.

Bên cạnh đó, người bệnh viêm phổi do Công ty dịch thuật Đồng Nai nCoV cần hỗ trợ thở máy trong trường hợp bị suy hô hấp. Yêu cầu này chỉ thực hiện được tại các bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị.

Bác sĩ Vũ Hoài Nam cũng khuyến cáo người dân không lạm dụng các thực phẩm chức năng, chế phẩm y học và sinh học, các bài thuốc dân gian được lan truyền trên mạng.

Các bệnh lý viêm nhiễm do virus nói chung và đặc biệt bệnh do virus mới như nCoV không có thuốc điều trị đặc hiệu. Thuốc chỉ hỗ trợ ức chế virus, giảm triệu chứng cho đến khi cơ thể sản sinh ra kháng thể diệt virus gây bệnh.

"Mục đích cuối cùng của các loại thực phẩm chức năng và chế phẩm nói trên chỉ có tác dụng giúp tăng khả năng đề kháng, kéo dài thời gian chịu đựng cho đến khi cơ thể sản sinh ra kháng thể diệt virus, chứ không giết chết virus", bác sĩ Vũ Hoài Nam nói.

Bác sĩ cũng cảnh báo thời tiết ở Hà Nội và các tỉnh miền bắc đang thuận lợi cho virus gây bệnh đường hô hấp phát triển.

Ngoài các biện pháp uống đủ nước, ăn uống đầy đủ, giữ ấm cơ thể và đường hô hấp, người dân nên chú ý thường xuyên rửa tay, che miệng khi hắt hơi, đeo khẩu trang ở nơi đông người để phòng các bệnh đường hô hấp nói chung và bệnh do nCoV gây ra.

Trong đó, biện pháp quan trọng nhất là rửa tay do dịch tiết hoặc nước bọt chứa virus có thể đọng xuống các bề mặt rồi bám vào trên tay trong quá trình tiếp xúc. Vệ sinh tay với xà phòng thường xuyên sẽ giúp loại bỏ các virus gây bệnh trước khi chúng kịp xâm nhập vào cơ thể.

Nên đeo khẩu trang ở nơi đông người, các khu vực công cộng, có thể đeo kính khi tiếp xúc với người nghi mắc bệnh để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Tính đến ngày 30/1, có 7.819 trường hợp mắc nCoV trên toàn thế giới, trong đó 170 người tử vong tại Trung Quốc.

Tại Việt Nam, chỉ trong 10 ngày đã cách ly 98 người nghi nhiễm nCoV, 5 ca dương tính với nCoV. Trong số này có 50 người ở miền Bắc, 44 người miền Trung, 4 người miền Nam. Tính tới 30/1, còn 28 người đang được cách ly điều trị, 43 người có các biểu hiện triệu chứng được theo dõi sát.

Chi Lê

Châu Âu ráo riết sơ tán công dân khỏi Vũ Hán

Máy bay quân sự Pháp chở khoảng 200 công dân hôm nay rời Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc và đang hướng đến miền nam nước Pháp. Những người trở về sẽ trải qua kiểm dịch viêm phổi do virus nCoV trong 14 ngày.

Một máy bay chở khách của Bồ Đào Nha cất cánh từ sân bay quân sự ở đông nam thành phố Lisbon sáng 30/1, chỉ mang theo các phi công và phi hành đoàn để sơ tán công dân nước này. Cơ trưởng Antonios Efthymiou cho biết họ sẽ đưa về khoảng 350 người châu Âu và phi hành đoàn sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa y tế đặc biệt, nhưng không nói rõ.

Anh cho biết chuyến bay hồi hương 200 công dân tại Vũ Hán sẽ rời đi trong hôm nay và những người trở về sẽ bị cách ly trong 14 ngày. Máy bay trước đó bị trì hoãn vì hình thức cấp phép không được chính phủ Trung Quốc thông qua.

Xe cứu thương đến sân bay Haneda ở Tokyo để đón những người Nhật được sơ tán từ Vũ Hán hôm 30/1. Ảnh: AFP.

Xe cứu thương đến sân bay Haneda ở Tokyo để đón người Nhật sơ tán từ Vũ Hán hôm 30/1. Ảnh: AFP .

Tại Italy, nỗi sợ hãi tăng lên khi du thuyền Costa Crociere chở 7.000 người bị phong tỏa vì cặp vợ chồng Trung Quốc nhiễm virus viêm phổi. Các hành khách sau đó được phép rời đi sau khi xét nghiệm cho thấy họ âm tính với virus. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte thông báo nước này đã dừng các chuyến bay đến và rời Trung Quốc.

Đức xác nhận trường hợp thứ 5 nhiễm virus viêm phổi, tất cả liên quan đến các nhân viên tại nhà sản xuất phụ tùng ôtô có cơ sở tại Vũ Hán. Quan chức cho rằng virus lây truyền từ một nhân viên Trung Quốc đến Đức để đào Công ty dịch thuật Đồng Nai tạo vào đầu tháng này.

Cộng hòa Czech tuyên bố ngừng cấp thị thực cho công dân Trung Quốc. Ước tính hơn 600.000 du khách Trung Quốc đã đến thăm Czech vào năm ngoái, đặc biệt là thủ đô Prague. Nhà bán lẻ đồ nội thất và gia dụng Thụy Điển IKEA cũng tuyên bố đóng cửa toàn bộ cửa hàng tại Trung Quốc đại lục để bảo vệ khách hàng và nhân viên.

Nhiều hãng hàng không châu Âu tạm dừng dịch vụ tại Trung Quốc với lý do bảo vệ sức khỏe, an toàn của khách hàng và nhân viên. Air France đình chỉ tất cả chuyến bay dân dụng đến và rời Trung Quốc cho đến ngày 9/2, cho biết chỉ điều các chuyến bay đặc biệt để đưa khách hàng và nhân viên từ Bắc Kinh, Thượng Hải về nước từ ngày 30/1.

Hãng hàng không đa quốc gia Scandinavian Airlines thông báo dừng tất cả các chuyến bay đến Bắc Kinh và Thượng Hải từ hôm nay đến ngày 9/2. Hãng hàng không quốc gia Tây Ban Nha Iberia cũng dừng ba chuyến bay khứ hồi trong tuần giữa Madrid và Thượng Hải. Hãng hàng không quốc gia Phần Lan Finnair đã ngừng nhận đặt chỗ mới trên các chuyến bay đến Trung Quốc đại lục.

Mỹ và Nhật trước đó đã sơ tán hàng trăm công dân khỏi Vũ Hán. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này sẽ điều chuyến bay thứ hai sơ tán công dân khỏi Vũ Hán vào ngày 3/2, trong khi Canada, Hàn Quốc và Australia cũng đang lên kế hoạch sơ tán.

Dịch viêm phổi khởi phát từ thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. Dịch bệnh đã lan rộng ra hơn 20 quốc gia trên thế giới và buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu.

Riêng tại Trung Quốc, tính đến nay dịch bệnh đã giết chết 213 người và khiến hơn 9.000 người nhiễm bệnh tại Trung Quốc. Các ca tử vong do viêm phổi đều tại Trung Quốc đại lục.

Huyền Lê (Theo AFP )

'Thấm đòn' vì dịch viêm phổi Vũ Hán

Từ một quốc gia nghèo khó vào Công ty dịch thuật Đồng Nai khoảng 40 năm trước, Trung Quốc giờ đây trở thành một phần thiết yếu của "cỗ máy" công nghiệp toàn cầu hiện đại. Chỉ riêng nước này đã chiếm tới 1/6 sản lượng kinh tế thế giới và họ cũng là nhà sản xuất lớn nhất thế giới.

Theo bình luận viên Alexandra Stevenson của NY Times , sức ảnh hưởng của Trung Quốc còn hơn cả những gì họ tạo ra. Khi dịch viêm phổi cấp do chủng virus mới thuộc họ corona (nCoV) bùng phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, nhiều nước trên thế giới ngay lập tức "thấm đòn" do "động lực tăng trưởng của thế giới" gần như tê liệt.

Từ trung tâm mua sắm Galeries Lafayette ở Paris cho tới đền thờ San Phra Phrom ở Bangkok đều cảm nhận rõ tác động từ sự thiếu vắng du khách Trung Quốc, những người thường xuyên đổ tới đây dịp Tết âm lịch.

"Bình thường chúng tôi đón hơn 100 xe buýt chở du khách Trung Quốc, ngôi đền cũng rất tấp nập, du khách tràn ngập lối đi", Ananta Warisnaratorn, 43 tuổi, người bán hàng lưu niệm bên ngoài đền thờ San Phra Phrom, nói. "Nhưng giờ ở đây vắng tanh".

Một nhà máy ôtô do hãng Honda và nhà sản xuất Đông Phong của Trung Quốc điều hành tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: AFP.

Một nhà máy ôtô do hãng Honda và nhà sản xuất Đông Phong của Trung Quốc điều hành tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: AFP .

Khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, chính quyền Trung Quốc đã phong tỏa hơn 10 thành phố ở tỉnh Hồ Bắc, khiến mạng lưới giao thông đình trệ. Nước này cũng quyết định kéo dài kỳ nghỉ Tết đến ngày 3/2 trong nỗ lực ngăn virus lây lan.

Không chỉ ngành du lịch, các công ty toàn cầu cũng đang đối mặt với sự gián đoạn ở mức độ khác nhau, bao gồm những vấn đề về chuỗi cung ứng, tạm thời đóng cửa một số cửa hàng bán lẻ và nhà máy, cũng như nhiều thách thức khác, theo Jake Parker, phó chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung. Ông nói thêm rằng nếu kỳ nghỉ kéo dài hơn hoặc các biện pháp kiểm dịch và hạn chế đi lại mở rộng, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Số người chết do dịch viêm phổi cấp đã tăng lên 213, với hơn 9.000 người nhiễm bệnh.

Trước tình hình dịch lây lan không có dấu hiệu chậm lại, nhiều công ty có cơ sở ở Trung Quốc đã chuẩn bị tinh thần "cầm hơi" lâu dài hơn. Các hãng ôtô như General Motors và Nissan dự kiến đóng cửa nhà máy đến hết tuần sau, trong khi Toyota và Ford cho biết một số nhà máy sẽ nghỉ thêm một tuần do những gián đoạn liên quan đến dịch viêm phổi. Những công ty như G.M., Honeywell, Facebook và Bloomberg hạn chế nhân viên di chuyển tại Trung Quốc, đồng thời thiết lập các biện pháp tự kiểm dịch riêng.

Hôm 28/1, chuỗi cà phê Starbucks trụ sở ở Seattle, Mỹ, cho biết họ đã đóng cửa hơn một nửa trong số 4.292 cửa hàng tại Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai của công ty sau "sân nhà" Mỹ. Starbucks thừa nhận động thái này sẽ gây tổn hại tài chính của quý và cả năm.

Ikea, gã khổng lồ ngành bán lẻ của Thụy Điển với 14.000 lao động Trung Quốc, hôm 29/1 cũng cho hay họ sẽ tạm thời đóng cửa gần một nửa trong số 30 cửa hàng ở nước này. Các nhân viên được yêu cầu ở nhà và được trả lương trong thời gian nghỉ tới khi có thông báo mới.

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook hôm 28/1 tuyên bố tập đoàn đang tìm các nguồn cung cấp thay thế để "bù đắp cho bất cứ tổn thất sản xuất dự kiến nào". Trong khi đó, Foxconn, hãng chế tạo thiết bị điện tử lớn nhất thế giới sở hữu mạng lưới nhà máy ở Trung Quốc, cho biết các cơ sở của họ sẽ tiếp tục tuân thủ lịch nghỉ lễ mới của nước này.

Vũ Hán có sức hút lớn với nhiều doanh nghiệp lớn bởi đây là một trung tâm giao thông quốc gia. Các hãng nổi tiếng trong ngành công nghiệp ôtô như General Motors, Honda, Nissan, đều thành lập chi nhánh tại thành phố 11 triệu dân này, kéo theo những nhà cung cấp của họ. Hơn 1/3 tổng số vốn đầu tư của Pháp vào Trung Quốc được rót vào Vũ Hán.

Nhà sản xuất ôtô Pháp PSA Group hôm 27/1 cho biết họ đã thiết lập đường dây liên lạc khủng hoảng giữa Vũ Hán và trụ sở tại Paris, nhằm xác định tác động tiềm tàng tới việc sản xuất. Công ty này tuyển dụng khoảng 2.000 lao động người Vũ Hán thông qua các liên doanh.

Cummins, tập đoàn sản xuất động cơ và máy phát điện trụ sở ở bang Indiana, Mỹ, không rõ liệu họ có thể mở cửa trở lại 7 cơ sở tại Vũ Hán sau ngày 3/2 hay không bởi thành phố vẫn bị phong tỏa. "Chúng tôi đang liên tục xem xét tình hình theo thời gian thực. Tôi nghĩ những nơi khác cũng rơi vào tình cảnh giống chúng tôi", phát ngôn viên của tập đoàn cho hay.

Hiện chưa rõ các doanh nghiệp sẽ mất bao lâu để phục hồi sau dịch viêm phổi cấp lần này. Trong thời gian dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) lây lan hồi năm 2002-2003, một số nhà máy thậm chí phải trả lương cao hơn để thuyết phục công nhân trở lại. SARS cũng khởi phát từ Trung Quốc và làm chậm tốc độ tăng trưởng của nước này, với hàng trăm người thiệt mạng trên thế giới.

"Rõ ràng kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng, ít nhất là trong ngắn hạn. Chúng tôi chỉ đang xem xét sự tác động trên quy mô toàn cầu", Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell cho hay.

"Nếu cần thêm nhiều thời gian hơn để tình hình lắng xuống, chúng tôi lo ngại xuất khẩu, sản lượng và lợi nhuận của các công ty Nhật Bản có thể bị tổn hại", Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Yasutoshi Nishimura cho biết. Các công ty Trung Quốc là khách hàng chính đối với mặt hàng linh kiện do Nhật sản xuất như chất bán dẫn và ống kính. Du khách Trung Quốc cũng chiếm 30% khách du lịch nước ngoài tại Nhật Bản.

British Airways hôm 29/1 trở thành hãng hàng không đầu tiên đình chỉ toàn bộ chuyến bay đến Trung Quốc đại lục và một số hãng sau đó cũng ra quyết định tương tự. Trước đó, nhiều hãng hàng không đã hoãn, hủy và giảm chuyến tới tâm điểm dịch bệnh, khiến các khách sạn và nhà điều hành tour khắp châu Á lo lắng.

Tại Thái Lan, du khách Trung Quốc chi gần 18 tỷ USD mỗi năm, chiếm khoảng 1/4 chi tiêu của khách du lịch tại nước này. Yuthasak Supasorn, quan chức thuộc Tổng cục Du lịch Thái Lan, cho biết chính phủ đang tìm cách bù đắp cho các chủ doanh nghiệp thất thu vì lượng khách du lịch giảm trong vài tuần qua, nói thêm rằng họ thậm chí xem xét giảm phí đỗ cho các hãng hàng không và thuế nhiên liệu máy bay để thu hút du khách.

Người Trung Quốc vô cùng quan trọng với Anan Buates, người điều hành một doanh nghiệp chuyên chở du khách tại Thái Lan. Vì vậy, việc các nhà điều hành tour hủy chuyến vào phút chót do virus nCoV lây lan và Trung Quốc hủy những tour du lịch nhóm ở nước ngoài khiến anh hoảng hốt.

"Việc ngăn chặn virus lây lan thuộc về quyền và chính sách của họ", người đàn ông 45 tuổi cho biết, nhưng nói thêm rằng anh sẽ phải đối mặt với thử thách lớn. "Chúng tôi sống sót được cả năm bởi họ đến đây quanh năm".

Ánh Ngọc (Theo NY Times )

Lập 45 đội phản ứng nhanh chống dịch nCoV

Quyết định này được Bộ Y tế đưa ra sau khi Việt Nam ghi nhận thêm 3 trường hợp mắc viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV), chiều 30/1.

Các bệnh viện ở các tỉnh, thành phố cần thành lập các đội cơ động gồm: miền bắc có Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; Bệnh viện Nhi Trung ương; Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Mỗi bệnh viện này lập 2 đội.

Ở miền trung có Bệnh viện Trung ương Huế 2 đội; Bệnh viện C Đà Nẵng một đội...

Miền Nam có Bệnh viện Chợ Rẫy; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh; Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh; Bệnh viện Nhi đồng 2 TP. Hồ Chí Minh; Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.

Đối với các địa phương, mỗi bệnh viện đa khoa tỉnh cần thành lập tối thiểu 2 đội cơ động. Các bệnh viện quân y cũng được yêu cầu thành lập từ một đến hai đội cơ động phản ứng nhanh để phòng, chống dịch nCoV.

Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại Khánh Hòa, ngày 30/1. Ảnh: Cục Y tế dự phòng.

Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại Khánh Hòa, ngày 30/1. Ảnh: Cục Y tế dự phòng.

Thành phần của mỗi đội cơ động bao gồm lãnh đạo bệnh viện, bác sĩ hồi sức cấp cứu, bác sĩ truyền nhiễm, cán bộ kiểm Công ty dịch thuật Đồng Nai soát nhiễm khuẩn, điều dưỡng hồi sức cấp cứu hoặc truyền nhiễm và lái xe.

Mỗi đội cơ động được trang bị một xe ô tô cứu thương có đầy đủ phương tiện hồi sức cấp cứu trên xe (máy thở cơ động, oxy, thuốc, dịch truyền). Ngoài ra còn có phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn...

Số ca liên quan đến nCoV tại Việt Nam tính đến 10h ngày 31/1
Tử vong 0
Mắc bệnh 4
Nghi nhiễm 97
Cách ly 32
Đang theo dõi 43

(Nguồn: Bộ Y tế)

Nhiệm vụ của đội cơ động là thường trực sẵn sàng phản ứng nhanh, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện thu dung, điều trị, chăm sóc và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi có yêu cầu và mức độ dịch.

Tính đến chiều nay, Việt Nam có 5 ca nhiễm nCoV, trong đó một ca khỏi bệnh. Có 28 trường hợp đang điều trị cách ly; hơn 60 ca có dấu hiệu bệnh cần theo dõi.

Dịch bệnh hô hấp do nCoV, hay viêm phổi Vũ Hán, bùng phát cuối năm 2019 tại Trung Quốc, lây lan ra nhiều nơi. Bệnh có thể truyền từ người sang người qua đường hô hấp. Đến sáng nay, số ca tử vong là 213 người, đều ở Trung Quốc. Số ca nhiễm hơn 9.000 người.

Lê Nga

Số người chết vì viêm phổi Vũ Hán tăng lên 213

Chính quyền tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, cũng xác nhận thêm 1.220 trường hợp dương tính với virus nCoV, nâng số người mắc viêm phổi ở Trung Quốc lên 9.356. Những thống kê mới nhất cho thấy số người chết hàng ngày đang tăng mạnh, bất chấp các biện pháp chống dịch chưa từng có được áp dụng tại tỉnh Hồ Bắc một tuần trước.

Các số liệu này được đưa ra vài giờ sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì dịch viêm phổi do nCoV đã lan đến hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ đưa nạn nhân nghi nhiễm viêm phổi ra khỏi căn hộ ở Vũ Hán, Hồ Bắc hôm 30/1. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế đưa nạn nhân nghi nhiễm viêm phổi rời căn hộ ở Vũ Hán hôm 30/1. Ảnh: AFP .

Dịch viêm phổi khởi phát từ thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc từ đầu tháng 12, sau đó lan ra nhanh chóng. Hàng triệu người đang mắc kẹt ở trong và xung Công ty dịch thuật Đồng Nai quanh Vũ Hán khi thành phố này bị phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ hôm 23/1. Nhiều quốc gia đã kêu gọi công dân không đến Trung Quốc, trong khi một số nước đã cấm nhập cảnh đối với du khách từ thành phố Vũ Hán.

Huyền Lê (Theo AFP )

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

Giới thiệu về thương hiệu dịch thuật chuyên nghiệp tại Đà Nẵng: uy tín, tin cậy nhất

Dịch thuật chuyên nghiệp Đà Nẵng là đơn vị chuyên cung ứng dịch vụ biên dịch, phiên dịch tại Đà Nẵng. Chúng tôi chuyên sâu vào hệ thống từ vựng cũng như văn phạm và nghiệp vụ của riêng một ngành cụ thể để giúp khách hàng vượt qua rao cản  ngôn ngữ. Trong đó, mức độ tập trung khác nhau của cùng một chuyên viên ngôn ngữ có thể tạo ra sản phẩm cuối cùng khác nhau. Đó là chưa kể đến những sản phẩm dưới mức tiêu chuẩn được thực hiện bởi những nhóm hoặc điểm dịch thuật tự do, thiếu kinh nghiệm và không đủ kỹ năng. Quan trọng hơn cả, mỗi một từ là một quyết định của người dịch thuật, mà quyết định của một người thì có thể đúng và rất có thể sai. Khả năng mắc lỗi tỉ lệ thuận với với số từ cần chuyển ngữ. Đó là những lý do cần phải có sự bảo đảm chặt chẽ về chất lượng. Nếu không có thể dẫn đến những hậu quả không đáng có.

Hiện có trên 60 loại tài liệu chính mà Công ty Dịch thuật Chuyên Nghiệp  có kinh nghiệm triển khai.

Hồ sơ thầu: Hồ sơ tổng thầu EPC, Hồ sơ mời thầu (Bidding document), hồ sơ dự thầu (Bids).

Xây dựng: Biện pháp thi công (Construction method), Kế hoạch tổng thể (Master plan) thiết kế cơ bản (Basic design), nghiên cứu địa chất công trình (Geological Engineering Survey), bản vẽ Autocad, Mathcad.

Kỹ thuật: Hướng dẫn sử dụng (Mannual), Chi tiết vận hành máy móc, Bản địa hóa (Localization).

Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm: Hợp đồng kinh tế (Economic contract), Quy tắc bảo hiểm (Wording), Các thông tư (Circular), Nghị định (Decree), Quyết định (Decision) của Bộ tài chính.

Du lịch, Khách sạn: Hướng dẫn du lịch, Đào tạo nghiệp vụ.

Y học: Các dự án y tế, Các thiết bị y tế (Medical equipment), Các văn bản, quy định của Bộ y tế.

Công nghệ thông tin: Phần mềm máy tính (Software), Bản địa hóa phần mềm (Localization).

Văn bản pháp quy: Luật (Law), Thông tư (Circular), Nghị định (Decree), Quyết định (Decision), Văn bản hướng dẫn luật  (Legal document) của Chính phủ, Nhà nước.

Quý khách hàng có nhu cầu dịch thuật tại Đà Nẵng, vui lòng liên hệ Công ty dịch thuật chuyên nghiệp

Hotline: 0947.688.883 – 0963.918.438

Email:info@dichthuatchuyennghiep.com.vn

Man Utd dừng bước ở Cup Liên đoàn

* Ghi bàn: Matic 35'.

Man City 0-1 Man Utd
 
 
Man City 0-1 Man Utd

Bàn duy nhất của Nemanja Matic không đủ để Man Utd lật ngược tình thế trong trận bán kết Cup Liên đoàn với kình địch cùng thành phố. "Quỷ Đỏ" thể hiện tinh thần chiến đấu tốt khi giành chiến thắng thứ ba liên tiếp trên sân Etihad. Nhưng việc Matic nhận thẻ vàng thứ hai khiến họ không thể gây sức ép đủ để ghi thêm bàn thắng.

Matic ghi bàn nhưng sau đó nhận thẻ vàng thứ hai và bị đuổi. Ảnh: PA.

Matic ghi bàn nhưng sau đó nhận thẻ vàng thứ hai và bị đuổi. Ảnh: PA .

Nắm lợi thế lớn sau lượt đi và đá trên sân nhà, Man City dễ dàng kiểm soát trận đấu từ những phút đầu. Nhưng hàng thủ đội khách, dưới sự chỉ huy của Harry Maguire, đã chơi tỉnh táo để ngăn chặn những pha phối hợp giữa các cầu thủ tấn công đối phương. Thủ môn De Gea có hai pha cứu thua xuất sắc - ngăn chặn cú đánh đầu cận thành ở đầu trận của Sergio Aguero rồi, tiếp tục cản phá cú sút góc gần của chân sút người Argentina.

Không có nhiều cơ hội nhưng Man Utd ghi bàn ngay pha dứt điểm đầu tiên. Matic đón dịch thuât bóng bật ra sau một tình huống đá phạt của đội nhà rồi vô-lê một chạm, đánh bại thủ môn Claudio Bravo. Hàng thủ Man City mắc lỗi khi không thể phá bóng an toàn sau cú đá phạt của Fred.

Man City rồi cũng đánh bại được De Gea. Raheem Sterling đệm bóng vào lưới sau đường căng ngang của Kevin De Bruyne ở cuối hiệp một. Nhưng trọng tài đã căng cờ phạt việt vị.

Man City phung phí nhiều cơ hội và lần thứ ba liên tiếp thua Man Utd trên sân nhà. Ảnh: AFP.

Man City phung phí nhiều cơ hội và lần thứ ba liên tiếp thua Man Utd trên sân nhà. Ảnh: AFP .

Nhiều CĐV Man City trên sân Etihad tỏ vẻ âu lo trong giờ nghỉ giữa hai hiệp khi chứng kiến đội nhà bị dẫn bàn. Nỗi lo này càng nhân lên khi Man Utd trở lại sân với quyết tâm ghi thêm bàn. Maguire đánh đầu vọt xà sau pha đá phạt của Fred. Không lâu sau, đến lượt Anthony Martial thử tài Bravo với cú dứt điểm từ ngoài vòng cấm.

Sterling, người vẫn chưa ghi bàn trong năm 2020, có cơ hội ngon ăn để gỡ hoà khi đối mặt với De Gea. Nhưng pha xử lý có phần rườm rà của tuyển thủ Anh khiến cơ hội trôi qua. Man City có thêm những pha bỏ lỡ khác. Cú vô-lê rất căng của Kyle Walker không thể đánh bại De Gea. Cầu thủ vào thay người David Silva có vị trí thuận lợi để dứt điểm nhưng lại chuyền cho Ilkay Gundogan thay vì sút.

Khi hiệp hai còn 14 phút, Matic nhận thẻ vàng thứ hai vì cản ngã Gundogan để ngăn một pha phản công của đối thủ. Chơi thiếu người, Man Utd không thể ghi thêm bàn trong những phút còn lại. Man City, vì thế, có năm thứ ba liên tiếp vào chung kết Cup Liên đoàn. Thầy trò Pep Guardiola sẽ tranh chức vô địch với Aston Villa.

Đội hình thi đấu :

Man City (3-2-4-1): Bravo - Walker, Otamendi, Cancelo - Rodri, Gundogan - Mahrez (D Silva 68), De Bruyne (Stones 90+1), B Silva, Sterling - Aguero (Jesus 90+3)

Dự bị không sử dụng: Zinchenko, Ederson, Foden, Garcia

Man Utd (3-4-1-2): De Gea - Lindelof, Maguire, Shaw (Mata 79) - Wan-Bissaka, Fred, Matic, Williams - Lingard (Pereira 65) - Greenwood (James 45), Martial

Dự bị không sử dụng: Bailly, Jones, Dalot, Romero

Quang Huy

Thanh Hóa cách ly thêm 2 người nghi viêm phổi Vũ Hán

Bệnh nhân nam, 32 tuổi, ở xã Phú Sơn, huyện Tĩnh Gia, làm việc tại cửa khẩu Móng Cái về quê ăn Tết cùng gia đình. Hai ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân sốt cao, ho, tức ngực, mệt mỏi.

Bệnh nhân nam thứ hai 25 tuổi ở xã Tế Nông, huyện Nông Cống, là lao động từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, về quê ăn Tết. Trước khi vào viện dịch thuât 3 ngày, bệnh nhân sốt cao, ho, khó thở, đau họng, đau ngực trái.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa lập tức thực hiện cách ly điều trị và giám sát theo quy định. Các chỉ số xét nghiệm hiện tại chưa có biểu hiện bất thường, hai bệnh nhân đang được theo dõi chặt chẽ, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm virus nCoV.

Bệnh nhân nữ được cách ly ngày 24/1 hiện sức khỏe đã ổn định, chưa có kết quả xét nghiệm virus nCoV. Ảnh: Tô Hà

Bệnh nhân nữ được cách ly ngày 24/1 hiện sức khỏe đã ổn định, chưa có kết quả xét nghiệm virus nCoV. Ảnh: Tô Hà.

Bốn ngày trước đó bệnh viện đã cách ly cô gái mới trở về từ Vũ Hán do bị sốt, nghi ngờ viêm phổi do nCoV. Hiện sức khỏe nữ bệnh nhân đã ổn định, hai ngày nay không còn sốt, chưa có kết quả xét nghiệm virus nCoV.

Tính đến ngày 29/1, Việt Nam có 64 trường hợp nghi nhiễm virus nCoV với dấu hiệu sốt, ho, đến từ vùng dịch, trong đó đang cách ly 39 người. Ngoài ra 56 trường hợp khác sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho nhưng vẫn được theo dõi do có tiếp xúc gần với người nghi ngờ bị nhiễm virus nCoV.

Thúy Quỳnh

WHO triệu tập ủy ban khẩn cấp vì viêm phổi Vũ Hán

"Trong vài ngày qua, virus Corona có những biến chuyển đặc biệt ở một số quốc gia, nhất là lây truyền từ người sang người, khiến chúng tôi lo lắng", Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 30/1.

"Mặc dù số người nhiễm bệnh ở ngoài Trung Quốc vẫn còn tương đối nhỏ, chúng có khả năng bùng phát lớn hơn rất nhiều", Ghebreyesus nhận định.

WHO cuối ngày 26/1 ra báo cáo cho biết nguy cơ toàn cầu từ chủng virus họ Corona mới (nCoV) gây ra bệnh viêm phổi khởi phát ở Vũ Hán ở mức "cao" chứ không "vừa phải" như nhận định trước đó. Tổ chức đánh giá nguy cơ về dịch bệnh "rất cao ở Trung Quốc, cao ở khu vực và toàn cầu".

ổng giám đốc WHO Adhanom Ghebreyesus tại Geneva ngày 24/1. Ảnh: Reuters.

Tổng dịch thuât giám đốc WHO Adhanom Ghebreyesus tại Geneva ngày 24/1. Ảnh: Reuters.

Trước đó, hôm 23/1, WHO cho biết dịch viêm phổi Vũ Hán là "tình trạng khẩn cấp ở Trung Quốc" nhưng không phải là "tình trạng khẩn cấp toàn cầu", thuật ngữ chỉ được sử dụng cho các dịch bệnh nghiêm trọng đòi hỏi nhiều hành động phối hợp quốc tế.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ đánh bại virus "ác quỷ" này, trong khi Tổng thống Mỹ Trump nói sẽ hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc nhằm ngăn chặn dịch bệch. Nhiều hãng hàng không lớn khắp thế giới đã đình chỉ các chuyến bay đến Trung Quốc và chuyên gia dự đoán dịch bệnh có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc đã ban lệnh phong tỏa Vũ Hán và nhiều thành phố khác nhằm ngăn nguy cơ dịch bệnh lan rộng. Bắc Kinh đang tân trang bệnh viện Tiểu Sương Sơn ở ngoại ô trong vài ngày qua. Đây là bệnh viện được sử dụng trong đại dịch SARS 2002-2003. Ngoài Trung Quốc, các ca nhiễm bệnh đã xuất hiện tại Mỹ, Pháp, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Nepal, Australia và Campuchia.

Mai Lâm (Theo Reuter s)

Khánh Ly: 'Tôi ít có Tết'

Trong gió lạnh mưa phùn ngày cận Tết, danh ca Khánh Ly trở về Hà Nội tham dự một số sự kiện và chuẩn bị cho đêm nhạc Chuyện tình vào tháng 3. Bà nói trên đường từ sân bay vào thành dịch thuât phố có nhiều hoa đào, trông "thương ơi là thương". Khánh Ly mê sắc hồng và hương thơm nhẹ của hoa. Ở Mỹ, bà cũng trồng một cây đào trước nhà. Mỗi năm dịp xuân về, hoa nở rộ, gợi chút phong vị quê hương.

Danh ca mơ ước được sống giữa một khu vườn hoa đào, có nhà sàn, suối chảy róc rách và trồng một ít cây sả để chống rắn. "Nếu được ở đó thì vui lắm, cuộc đời như vậy không còn gì tiếc nuối", bà nói.

Bức ảnh Khánh Ly (áo đỏ) và ca sĩ Quang Thành dịp Tết 2014 ở Mỹ bên cây đào nở rộ trước sân nhà do chồng cô chụp.

Bức ảnh Khánh Ly (áo đỏ) và ca sĩ Quang Thành dịp Tết 2014 ở Mỹ bên cây đào nở rộ trước sân nhà do chồng bà chụp.

Không ở lại Việt Nam mừng năm mới, xong việc, Khánh Ly sẽ trở về Mỹ. Nhắc tới Tết cổ truyền của dân tộc, danh ca nói: "Hình như tôi ít có Tết lắm". Giống như bao nghệ sĩ khác, đây là khoảng thời gian bà bận rộn với lịch diễn khắp nơi. Danh ca cũng chẳng còn nhớ rõ những ngày xuân ở Đà Lạt, Sài Gòn thuở xưa như thế nào, chỉ biết ngày đó mọi thứ đều đơn giản, êm đềm.

Bà cho rằng qua Mỹ, hương vị Tết từ từ phai nhạt rồi biến mất. Khi còn sống, chồng bà - ông Hoàng Đoan - là người chuẩn bị bánh chưng, hoa quả ngày Tết. Giao thừa, cả hai xuất hành hái lộc rồi tự xông nhà mình. Vợ chồng ôm nhau, cái ôm nhẹ nhàng mỗi năm một lần, ăn một miếng bánh rồi về phòng, thế là hết Tết. "Từ ngày chồng mất, tôi cũng bỏ mặc chả làm gì cả", bà nói.

Khánh Ly hiện ở cùng con gái thứ ba và hai chú chó. Mẹ con ăn uống đơn giản, một tuần bà mới đi chợ một lần, có khi cả tháng. Con gái thích đồ ăn nhanh nên bà cũng chẳng chuẩn bị gì, chỉ có hai chiếc bánh chưng do ca sĩ Quang Thành gửi tặng. Các con còn lại ở xa, bận công việc không thể về thăm mẹ. Năm ngoái, danh ca lần đầu thử gói bánh dù không có khuôn.

Danh ca Khánh Ly tại Hà Nội vào ngày giáp Tết Canh Tý 2020. Ảnh: Hòa Nguyễn.

Danh ca Khánh Ly tại Hà Nội vào ngày giáp Tết Canh Tý 2020. Ảnh: Hòa Nguyễn .

Cho rằng cuộc đời không có ai toàn vẹn, vuông tròn, bà tự an ủi mình được nhiều hơn mất và bằng lòng với những gì đang có. Ở tuổi 74, danh ca sung sướng vì vẫn đủ sức rong ruổi khắp mọi miền, được hát và được khán giả yêu thương. "Có người ở tuổi tôi bây giờ muốn ngồi đây với bạn bè cũng không được đâu", bà nói.

Hiện tại, điều Khánh Ly mong mỏi nhất là bình an. "Đến tuổi này rồi, tôi không cần tiền, cần đẹp nữa, chỉ cần bình an thôi. Bình an cho đến khi nhắm mắt xuôi tay để không phiền phức tới con cái, bạn bè. Đó là điều hạnh phúc nhất".

Khánh Ly hát 'Hạ trắng'
 
 
Khánh Ly hát 'Hạ trắng'

Khánh Ly hát "Hạ trắng" (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn). Video: VNE.

Hiểu Nhân

Hơn 130 người chết vì tai nạn giao thông

Bộ Công an đánh giá, so với Tết Kỷ Hợi năm trước, năm nay tai nạn giao thông giảm cả ba tiêu chí về số vụ 10%, số người chết giảm 5% và số người bị thương giảm 17%. Nhiều địa phương không xảy ra tai nạn giao thông, như: Bắc Ninh, Hà Giang, Khánh Hòa, Kon Tum, Lạng Sơn, Thái Nguyên.

Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, nguyên nhân tai nạn do lái xe vi phạm nồng độ cồn chiếm 2%; lấn đường 18%; chạy quá tốc độ 6,8%; còn lại đang điều tra. Các vụ tai nạn xảy ra từ buổi tối đến sáng hôm sau chiếm 46%.

Dịp Tết, có hai vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 6 người chết. Tại Đăk Lăk ngày 24/1, xe máy chở ba người đâm vào xe khách đi ngược chiều làm chết ba người trên xe máy. Tại Tây Ninh ngày 28/1, hai xe máy tông nhau làm ba người tử vong.

Xe giường nằm chở khách về quê đón Tết lật khi qua Phú Yên, tối 25/1. Ảnh: Phạm Đại.

Xe giường nằm chở khách về quê đón Tết lật khi qua Phú Yên, tối 25/1. Ảnh: Phạm Đại.

Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y dịch thuât tế) cũng cho biết, số vụ nhập viện do tai nạn giao thông giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt số vụ liên quan tới nồng độ cồn đã giảm sâu. Tại Bệnh việt Việt Đức, Chợ Rẫy, số bệnh nhân cấp cứu có cồn chỉ chiếm 7-8% số vụ tai nạn, giảm trên 60% so với năm trước.

Cảnh sát giao thông, công an các địa phương đã xử lý hơn 19.900 trường hợp, trong đó hơn 3.100 người vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền 19,3 tỷ đồng. Hơn 170 ôtô, 2.650 môtô bị tạm giữ, 2.680 người bị giấy phép lái xe. So với Tết Nguyên đán 2019, số vi phạm xử lý giảm 1.940 trường hợp, tiền phạt tăng 6,6 tỷ đồng.

Tết Canh Tý, người lao động được nghỉ từ ngày 29 tháng chạp đến mùng 5 tháng giêng (ngày 24/1 đến hết 29/1). Bắt đầu từ ngày 1/1, Nghị định 100/2019 về tăng mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn có hiệu lực.

Theo đó, chỉ cần có nồng độ cồn vượt mức 0, lái xe sẽ bị phạt. Mức phạt cao nhất với người đi xe đạp là 600.000 đồng; xe máy 8 triệu đồng; ôtô đến 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng.

Người đàn ông có 106 con

Nghe tiếng xe dừng ở cửa, hơn chục đứa trẻ lớn nhỏ chạy ùa ra đón thầy Nhật. Chúng xúm lại xoa bóp tay chân, massage đầu. Một đứa mang đến cho ông cái áo thun màu chàm nói thủ thỉ: "Người ta cho quần áo, con lựa được cái này cho thầy". Chúng là những đứa trẻ từ khắp các huyện của tỉnh Gia Lai được ông Nhật mang về nuôi tại ngôi nhà chung ở thôn 1, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê.

Ông Nguyễn Văn Đương, chủ tịch xã Ia Hlốp nói: "Ông Nhật đang nuôi 106 em nhưng không đứa nào bị thất học".

Ông Nhật và bé Đinh Thiên Đức, 11 tháng tuổi. Vừa lọt lòng, bé Đức đã bị bỏ rơi trên rẫy và được ông Nhật mang về nuôi. Bé bị phát hiện bệnh tim bẩm sinh từ khi 2 tháng tuổi, cha nuôi đã phải bán bò để đưa bé đi mổ. Sau hai lần phẫu thuật, đến nay bé Đức đã ổn. Ảnh: Phan Diệp.

Ông Nhật và bé Đinh Thiên Đức, 11 tháng tuổi. Vừa lọt lòng, bé Đức đã bị bỏ rơi trên rẫy và được ông Nhật mang về nuôi. Bé bị phát hiện bệnh tim bẩm sinh từ khi 2 tháng tuổi, cha nuôi đã phải bán bò để đưa bé đi mổ. Sau hai lần phẫu thuật, đến nay bé Đức đã ổn. Ảnh: Phan Diệp.

Cái "duyên" giữa ông Nhật và những đứa trẻ bắt đầu từ năm 2005, khi ông Nhật từ Sài Gòn về xã Ia Hlốp nhậm chức linh mục. Ông thường cùng người bạn vào những ngôi làng sâu trong rừng, tìm hiểu đời sống người dân. Một lần, gặp đám ma của người Gia Rai, ông thấy một đứa trẻ đỏ hỏn khóc dữ dội cạnh thi thể người phụ nữ đang chuẩn bị được mai táng. Người bạn đi cùng giải thích, mẹ cháu bé này chết, theo tục của người Gia Rai thì con mới sinh ra phải được chôn theo mẹ.

Nghe xong câu chuyện, ông Nhật lao vào giành lại đứa trẻ từ tay già làng. Sau một hồi thương thảo, già làng chấp nhận đổi đứa trẻ bằng một con heo để cúng Giàng. "Lúc đó tôi chỉ muốn giật lại đứa trẻ để cứu nó chứ không nghĩ gì đến việc sẽ cho ai hay sẽ nuôi nó như thế nào", ông nhớ lại.

Về nhà, người đàn ông độc thân bỡ ngỡ khi ẵm trên tay đứa trẻ hai ngày tuổi đang khóc ngằn ngặt vì khát sữa. Ông bế đến từng nhà trong làng, hỏi thăm những phụ nữ đang cho con bú để xin sữa. Nhiều người không chịu cho vì sợ xui xẻo, họ vắt ra cái chén nhỏ chẳng được bao nhiêu, đút được vài muỗng thì hết, đứa trẻ lại khóc to. "Cũng có người cho bú, nhưng thấy bú nhiều lại sợ hết sữa, nên từ chối cho thêm", ông nhớ lại.

Đứa trẻ gầy gò đen nhẻm, ông Nhật chẳng biết tìm ai để cho làm con nuôi. "Quen hơi, bỗng dưng tôi thấy thương và có cảm giác gắn kết với nó", ông bộc bạch và quyết định giữ lại, đặt tên con là Đinh Hồng Phúc. Vì nhận con nuôi, ông Nhật không thể tiếp tục làm linh mục.

Ba năm sau, nghe người làng nói ở huyện Chư Pưh có hai vợ chồng người Gia Rai vừa qua đời để lại 5 đứa con, đứa lớn 9 tuổi, đứa nhỏ mới 2 tháng. Chạy xe máy hơn 40 km đường rừng, ông chứng kiến cảnh 5 đứa nhỏ đói chẳng có gì ăn, một tuần liền vào rừng mót mủ cao su đổi lấy bánh ăn, ông quyết định dẫn về bọn trẻ về nhà.

Bé Đinh Đức Độ. 5 tháng tuổi. Khi mới đẻ, bé bị bỏ rơi ở cổng nhà thờ xã Ia Hlop. Ảnh: Phan Diệp.

Bé Đinh Đức Độ. 5 tháng tuổi. Khi mới đẻ, bé bị bỏ rơi ở cổng nhà thờ xã Ia Hlop. Ảnh: Phan Diệp.

Để nuôi các con, ngoài trồng cà phê, ông Nhật phải làm thêm đủ nghề. Đầu năm 2008, ông xin được việc chăm người già ở bệnh viện vào ban đêm. Vậy là tối tối, ông khóa cửa để những đứa lớn ở nhà, địu những đứa nhỏ đến viện, trải chiếu ở hành lang cho chúng ngồi chơi. Công việc chăm người bệnh không hề nhẹ nhàng, thậm chí thường xuyên bị quát tháo và mắng chửi thậm tệ. Thấy ông cực quá, những đứa trẻ dịch thuât níu áo khóc lóc nói: "Thầy ơi đừng làm nữa, mình về đi".

Khi chúng lớn hơn, ông Nhật dẫn đàn con lên rẫy. Hết làm cho nhà mình lại đi làm thuê cho những nhà khác. "Dẫn theo để tụi nhỏ biết quý trọng lao động thôi, chứ chúng còn trông nhau, làm được bao nhiêu", ông nhớ lại.

Lũ trẻ hầu hết là người dân tộc, nên ông phải tự học thêm tiếng Gia Rai để hiểu con. "Sau 14 năm, tôi tự hào mình có thể viết đúng chính tả hơn tụi nhỏ", ông nói và luôn khuyến khích các con nói tiếng dân tộc mình, nhắc nhở các con không quên nguồn cội. Bé Hồng Phúc ở với ông từ nhỏ nên không giỏi tiếng dân tộc. Có lần, Phúc tỏ ra coi thường những đứa em ở cùng, ông Nhật giải thích: "Con cũng là người dân tộc, dù con không giỏi tiếng Gia Rai, nhưng máu chảy trong con là máu của núi rừng".

Điều ông Nhật cảm thấy day dứt nhất là chuyện về cậu bé tên Hiệp. Em bị cha mẹ bỏ rơi khi khoảng 6 tháng tuổi. Ông Nhật đem về nuôi một thời gian thì có cặp vợ chồng hiếm muộn đến năn nỉ xin con nuôi. Mong con có được một mái ấm với đủ cha mẹ nên ông đồng ý. Những tháng sau đó, ông vẫn thường đến thăm Hiệp. Sau 7 tháng, ông nhận thấy cứ mỗi lần đến thăm con lại thấy trên người có nhiều vết bầm tím. Hỏi hàng xóm mới vỡ lẽ, Hiệp thường xuyên bị cha mẹ bạo hành. Sau hôm đó, ông quyết định đưa con về. Bây giờ Hiệp đã 5 tuổi, đang học mẫu giáo, ánh mắt em lúc nào cũng buồn, chẳng mấy khi thấy cười. Nhìn Hiệp lặng lẽ bên các anh chị, ông hối hận vì trao con cho người khác. "Nên bây giờ dù thế nào tôi vẫn giữ con bên cạnh. Cực khổ một chút nhưng có được tình thương", ông tâm sự.

Bé Rahlan H Ưn dân tộc Gia Rai. 6 tuổi (bên trái), được ông Nhật nhận nuôi lúc 1 tuổi, do cha mẹ mất sớm và bé Đinh Thị Thùy Trâm (bên phải), 1 tuổi. Bé Trâm được nhận về từ lúc 4 tháng. Mẹ bé mất sớm, bà ngoại già không nuôi nổi nên đem đến gửi ông Nhật. Ảnh: Phan Diệp.

Bé Rahlan H' Ưn dân tộc Gia Rai. 6 tuổi (bên trái), được ông Nhật nhận nuôi lúc 1 tuổi, do cha mẹ mất sớm và bé Đinh Thị Thùy Trâm (bên phải), 1 tuổi. Bé Trâm được nhận về từ lúc 4 tháng. Mẹ bé mất sớm, bà ngoại già không nuôi nổi nên đem đến gửi ông Nhật. Ảnh: Phan Diệp.

Bây giờ, những đứa trẻ đã có một căn nhà khang trang, mỗi đứa có một chiếc giường với chăn ấm để ngủ, không còn lót chiếu ngủ nền đất như trước. Bữa cơm của các em thường ngày chỉ có canh rau và cá khô, chỉ hai ngày cuối tuần mới có thịt. Mấy năm nay những đứa trẻ đã lớn hơn, đã biết tự nấu cơm, dọn dẹp nhà. Đi học về các em học cấp 3 chia nhau nấu cơm, những em cấp 2 thì trông các em nhỏ hơn. Tắm xong, mỗi đứa tự giặt quần áo của mình.

Năm ngoái, một đứa con của ông vừa tốt nghiệp đại học, tưởng chừng ông Nhật sẽ đỡ khổ hơn nhưng đó cũng là lúc ông phát hiện mình bị bệnh u não ác tính. Khi những lần ngất xỉu của ông Nhật đến thường xuyên hơn, những đứa lớn bắt đầu thấy lo lắng. H’Ra, 18 tuổi nói: "Em học xong lớp 12 rồi sẽ đi học nghề. Em không học đại học vì sợ tốn nhiều tiền, tiền đó để thầy mua sữa cho các em nhỏ".

Những đứa trẻ không quen ngủ trưa, sau giờ cơm, chúng rủ nhau ngồi tụm năm tụm ba ngây ngô rỉ tai nhau rằng: "Bệnh của thầy không chữa được". Bọn trẻ không biết làm gì hơn ngoài việc bảo nhau xoa đầu để thầy đỡ đau.

Người đàn ông nuôi 106 đứa trẻ
 
 
Người đàn ông nuôi 106 đứa trẻ

Ông Đinh Minh Nhật và 106 đứa con. Video: Phan Diệp.

Diệp Phan

Bệnh nhân cấp cứu liên quan rượu bia Tết giảm 5 lần

Sáng 29/1, ngày nghỉ cuối cùng trong dịp Tết Canh Tý 2020, tại phòng hồi sức 1, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Việt Đức có 7 bệnh nhân đang điều trị. Nằm ở chiếc giường đầu tiên là anh Nguyễn Văn Sao, 23 tuổi, quê ở Hòa Bình, đang hôn mê.

Anh bị tai nạn giao thông từ chiều mùng 4 Tết, chuyển qua nhiều cơ sở y tế trước khi đến Bệnh viện Việt Đức. Kết quả chẩn đoán anh có vết thương sọ não, chấn thương vỡ nhãn cầu phải, cần phải phẫu thuật. Nồng độ cồn đo được trong máu của bệnh nhân Sao khi vào viện khá cao.

Anh Sao là một trong 69 bệnh nhân bị tai nạn giao thông có nồng độ cồn nhập Bệnh viện Việt Đức. Hiện, tại khoa Cấp cứu còn 11 trường hợp đang chờ mổ, trong đó có 3 ca chấn thương sọ não.

Bác sĩ Phạm Vũ Hùng, khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn, cho biết số lượng bệnh nhân bị tai nạn giao thông có liên quan nồng độ cồn trong Tết Canh Tý năm nay như bệnh nhân Sao không nhiều.

"Số bệnh nhân liên quan đến bia rượu giảm rất mạnh so với Tết năm ngoái, giảm tới gần 5 lần", bác sĩ Hùng nói.

Bệnh nhân Sao nằm cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức, ngày 29/1. Ảnh: V.T

Cấp cứu cho bệnh nhân Sao tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, ngày 29/1. Ảnh: V.T

Lượng bệnh nhân khám cấp cứu, mổ cấp cứu, chấn dịch thuât thương sọ não... cũng giảm mạnh. Theo bác sĩ Hùng, đây là hiệu quả của Nghị định 100 và Luật Phòng chống tác hại của rượu bia.

"Các y bác sĩ cũng giảm được áp lực công việc", bác sĩ Hùng nói.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Hùng, điều đáng tiếc là số ca tử vong tăng đáng kể. Tết năm ngoái chỉ có 16 ca thì năm nay lên đến 24 ca, do chấn thương nặng.

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), số bệnh nhân tai nạn giao thông nhập viện cũng giảm 5 lần so với năm ngoái, đặc biệt không có trường hợp nào liên quan đến rượu, bia.

Báo cáo nhanh về công tác y tế trong 6 ngày Tết của Bộ Y tế, tính đến sáng mùng 5, có 30.406 ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, giảm 17,8% so với cùng kỳ Tết năm ngoái.

Số ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông chiếm 12,7% trong tổng số khám, cấp cứu chung. Trong đó 12.015 trường hợp phải nhập viện điều trị, tăng 4,3% so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi. Có 136 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, bao gồm cả tử vong trên đường đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về, nhiều hơn 9 ca so với Tết 2019.

Lê Nga